MÁY TẨY RỬA BẰNG SÓNG SIÊU ÂM
MÁY TẨY RỬA BẰNG SÓNG SIÊU ÂM
Máy tẩy rửa bằng sóng siêu âm có nguyên lý hoạt động, cấu tạo như thế nào, ứng dụng ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1.Sóng siêu âm là gì?
Sóng siêu âm là âm thanh có tần số cao hơn tần số tối đa mà tai người nghe thấy được. Tần số tối đa này tùy vào từng người, nhưng thông thường nó vào cỡ 20000 Hz.
2.Nguyên lý hoạt động của máy tẩy rửa bằng sóng siêu âm:
Máy tẩy rửa bằng sóng siêu âm tạo ra sóng siêu âm có tần số cao, truyền đi trong môi trường chất lỏng hoặc dung dịch, tạo ra các bọt khí siêu nhỏ. Khi các bọt khí này vỡ sẽ sinh ra những luồng sóng xung kích nhỏ nhưng rất mạnh, tác động và đánh bay các yếu tố gây bẩn trên bề mặt và mọi ngóc ngách của sản phẩm cần tẩy rửa.
3.Ứng dụng của máy tẩy rửa bằng sóng siêu âm:
Máy tẩy rửa sóng siêu âm được ứng dụng phổ biến trong các ngành:
– Ngành cơ khí chế tạo máy: rửa các chi tiết cơ khí, khuôn mẫu…
– Ngành sản xuất dụng cụ kim loại y tế: rửa dụng cụ y tế.
– Ngành sản xuất đồ trang sức: rửa và làm sạch vàng, bạc, kim loại quý, đá, kim cương …
– Ngành sản xuất linh kiện điện tử: các linh kiện điện tử, rửa bo mạch…
-Ngành ô tô xe máy.
– Ngành mắt kính. kính quang học…
– Rửa sạch trái cây, rau, củ, vật dụng gia đình khác.
4.Cấu tạo của máy tẩy rửa bằng sóng siêu âm:
Máy tẩy rửa siêu âm có cấu tạo bộ phận chính sau:
-Đầu khuếch đại sóng siêu âm: Là bộ chuyển đổi phát ra sóng siêu âm bằng cách cộng hưởng với tần số siêu âm phát ra của máy phát điện.
-Máy phát điện: Thực hiện chức năng cung cấp năng lượng cho đầu khuếch đại sóng siêu âm, biến đổi năng lượng điện từ các nguồn điện vào một hình thức phù hợp với hiệu quả của các đầu khuếch đại tại tần số sử dụng bằng cách tạo ra một tín hiệu điện tử của điện áp cao rồi gửi nó đến các đầu khuếch đại sóng siêu âm.
-Bể chứa: Thường được làm bằng chất liệu thép không gỉ, có khả năng chịu được môi trường axit và bazo.
– Các loại chất lỏng làm sạch: Chất lỏng làm sạch có thể là nước tinh khiết hoặc một loại dung dịch có tính kiềm hay axit yếu đóng vai trò như một chất tẩy rửa.
Trong đó, đầu khuếch đại sóng siêu âm và máy phát điện đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy của thiết bị, chúng được xác định bởi kích thước bể rửa. Đồng thời, hiệu quả tổng thể của việc làm sạch phụ thuộc vào chất lỏng làm sạch. Dưới đây là hình vẽ hiện thị tất cả các bộ phận cấu thành nên máy rửa bằng sóng siêu âm.
5.Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
- Làm sạch đồ vật hiệu quả, trong thời gian ngắn.
- Có thể sử dụng với những chi tiết cực kỳ nhỏ mà bằng các phương pháp tẩy rửa thông thường không hiệu quả
- Làm sạch các món đồ được làm bằng chất liệu khác nhau như: Kim loại, nhựa, … mà không làm ảnh hưởng đến tuổi đời, và hiệu quả sử dụng của chúng
- Nhiều thiết bị được ứng dụng thêm tính năng gia nhiệt tự động, khử oxy(Degas), Sweep (Điều chế tần số), Pluse (Tăng công suất) làm tăng hiệu quả làm sạch.
- Sử dụng dễ dàng, không tốn nhiều thời gian và công sức
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm, máy tẩy rửa siêu âm cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
- Việc làm sạch các đồ vật lớn mất nhiều thời gian.
- Việc loại bỏ các lớp bụi bẩn dày diễn ra chậm
- Người dùng cần lưu ý việc lựa chọn dung dịch tẩy rửa. Vì dung dịch không phù hợp có thể làm giảm hiệu quả làm sạch hoặc ảnh hưởng đến tuổi đời món đồ.